Trong các khu rừng tự nhiên cây cối phát triển vẫn xanh tốt, đất đai luôn màu mỡ mà không cần ai chăm sóc, không cần thuốc bảo vệ thực vật, trong khi đó chúng ta trông trọt lại cày xới đất đai và dùng biết bao nhiêu hóa chất.
Phương pháp vô canh là sử dụng các phương pháp tự nhiên, dễ hiểu rằng quá trình đó sử dụng cỏ ba lá, cỏ linh lăng, phân gà, rơm rạ làm phân bón; sử dụng chính cân bằng tự nhiên tiêu diệt sâu bệnh hại.
I. Mục tiêu:
– Thực hiện đúng bản chất của nông nghiệp bền vững.
– Năng suất lúa tương đương với phương pháp canh tác thông thường.
– Thực hiện thực nghiệm khoa học từ đó tìm sáng kiến ứng dụng.
II. Nội dung:
1. Phân bón
Trồng cỏ ba lá trắng sau khi cánh đồng được gặt.
Phủ toàn bộ rơm rạ và hạt trấu của chính cánh đồng đó lên ruộng theo cách tự nhiên không theo nguyên tắc nào (chồng chéo lên nhau)
Phủ một lớp phân gà mỏng lên lớp rơm
Cơ sở khoa học: cỏ ba lá trắng có khả năng cố định đạm, phủ một lớp phân gà lên rơm làm phân hữu cơ vi sinh.
2. Thời vụ: Các giống lúa ngắn ngày và siêu ngắn ngày có TGST 95-125 ngày. Gieo làm sao cho thời gian trổ tránh gặp thời tiết bất lợi.
3. Làm đất.
Không cày xới đất. Các sâu bệnh hại dễ xâm nhập, dinh dưỡng trong đất sẽ dễ bị rửa trôi đất khi cày xới đất.
Cơ sở khoa học:đất đã tự xới trộn khi rễ cây xuyên qua cùng với hoạt động của vi sinh cũng như các loại động vật trong đất.
4. Phòng trừ cỏ dại
Việc bao phủ bằng rơm sau khi thu hoạch khiến cỏ dại không thể phát triển, việc không cày xới đất khiến cho các hạt cỏ nằm sâu trong lòng đất sẽ không bao giờ phát triển được.
Không sử dụng bất cứ phương pháp hóa học nào tác động đến quá trình sinh trưởng. Sử dụng phương pháp hóa học chỉ giải quyết tạm thời để đối phó đến sâu bệnh, và nó chỉ dẫn đến các vấn đề lớn trong tương lai.
5. Sâu bệnh hại:
Cây trồng là một cơ thể sống, khi không bị ảnh hưởng của các yếu tố hóa học cũng như phương pháp canh tác làm ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng thì chúng tự động có cơ chế để chống lại sâu bệnh hại.
Khi phun thuốc hóa học, về ngắn hạn có thể hạn chế được sâu bệnh hại. Tuy nhiên, về lâu dài vô tình sẽ tiêu diệt các vi sinh vật và sinh vật là thiên địch của sâu bệnh hại đó và sâu bệnh hại sẽ sản sinh các thế hệ có khả năng kháng thuốc mạnh hơn.
6. Thu hoạch, bảo quản
Thu hoạch, phơi sấy và xay xát hạt.
Tất cả rơm rạ và vỏ trấu còn lại sau khi gặt đập phải được trả lại cho cánh đồng.
Chú ý:
– Quy trình trên thực hiện một loạt thực nghiệm đã được thực hiện tại Việt Nam cũng như Nhật Bản.
– Năng suất sẽ tăng dần qua các năm vì đất được cải tạo liên tục.
Thanh Hoài