Kỹ thuật canh tác Sầu Riêng

1.Đất trồng sầu riêng
– Cây sầu riêng thích hợp trồng ở những loại đất như phù sa,
 đất xám đỏ, đỏ bazan.
– Có tầng canh tác >70cm.
– Không có tầng sét, kết von quá cạn.
– Rút nước nhanh, không ngập úng.
– Thoáng khí. 
– Có độ  pH từ 5 – 6. 
– Đất giàu chất hữu cơ > 2%.
– Không bị nhiễm mặn, phèn. 
– Độ dốc <150.

2.Giống sầu riêng

Hiện nay có rất nhiều loại giống Sầu riêng trong nước hay nhập nội cho năng suất và chất lượng cao, tuy nhiên trong canh tác phù thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai để bố trí giống cho phù hợp.
► Một số giống sầu riêng phổ biến:
♣ Giống cơm vàng hạt lép.


♣ Giống sầu riêng Ri-6.
    

♣ Giống sầu riêng Monthong.

♣ Giống Đona

♣ Giống Musangking

3.Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây sầu riêng
3.1. Mùa vụ: 
– Cây sầu riêng có thể trồng được quanh năm nếu đảm bảo được nguồn nước tưới.
– Nhưng tốt nhất là nên trồng vào đầu mùa mưa.
– Không nên trồng lúc mưa dầm vì cây sẽ chậm phát triển hoặc chết do nghẹt rễ.
3.2. Khoảng cách trồng:
Khoảng cách 6m x 8m hoặc 7m x 7m, tương đương 208cây/ha.
3.3. Chuẩn bị đất trồng:
– Đất được cày bừa và đào hố trước 10 – 15 ngày. Ở vùng đồng bằng nên lên liếp. Trồng một hàng liếp rộng 4 – 5m, mương rộng 1 – 1,5m, trồng hai hàng liếp rộng 7 – 10m, mương rộng 1 – 1,5m.
– Kích thước hố 60cm x 60cm x 60cm. 
– Bón lót 5-10kg phân hữu cơ ủ hoai mục + 50gam N-P-K PM 16-16-8+ 13S+ TE hoặc 20-20-15+ TE/hố.
3.4. Đặt cây con:
– Trước lúc đặt cây con xuống hố phải cắt bỏ túi bầu.
– Nếu trồng bằng cây ghép mắt nên xoay mắt ghép về hướng gió chính trong năm. 
– Đất được lấp ngang mặt bầu cây con, cắm cây giữ chặt không để gió làm lung lay, sau đó che bóng cho cây và tưới nước. 

3.5. Trồng xen che phủ đất:
– Thời kỳ KTCB (trong những năm đầu) nên trồng một số cây họ đậu, cây rau màu để che phủ đất và lấy ngắn nuôi dài, không nên trồng các cây như: đu đủ, ca cao trên vườn sầu riêng vì các cây này cùng là ký chủ của nấm phytophthora palmivora, đây là loại nấm gây bệnh thối gốc chảy nhựa, cháy lá, thối bông, thối trái sầu riêng…

3.6. Tỉa cành tạo tán:
* Thời kỳ KTCB tiến hành cắt tỉa cành để tạo tán nhằm giúp cây có bộ tán tròn đều, thông thoáng và hạn chế sâu bệnh. 
– Các cành cần tỉa bỏ:
          + Cành mọc đứng, cành bên trong tán.
          + Cành ốm yếu.
          + Cành bị sâu bệnh.
          + Cành mọc quá gần mặt đất.
– Giữ lại các cành:
          + Cành mọc ngang.
          + Cành khoẻ mạnh.
          + Cành ở độ cao hợp lý (cao từ 1m so với mặt đất).
3.7. Tỉa hoa:
 ♣ Sầu riêng khi ra hoa, số lượng hoa cao gấp nhiều lần số lượng trái cần có trên cây, do đó phải tỉa bớt hoa, chỉ giữ lại từng khóm hoa xa nhau trên cành.
 – Tỉa bỏ những hoa hoặc cuống hoa nhỏ, hoa đèo đẹt, mọc quá khít nhau, mọc đầu cành.
– Tỉa bớt 50 – 60% số chùm .

3.8. Tỉa trái sầu riêng: 
♣ Để tạo điều kiện cho các quả phát triển đồng đều, năng suất cao, ổn định cần tiến hành tỉa quả và chia làm 3 lần chính như sau:
– Lần 1: Tỉa khi quả bằng hạt mít, quả nhãn.
– Lần 2: Quả bằng quả trứng gà, quả quít.
– Lần 3: Tỉa khi quả bằng nắm tay, quả cam.
* Những quả cần tỉa:
– Quả mọc quá dày, méo mó, sâu bệnh.
– Quả phát triển không bình thường.


3.9. Tưới nước:
– Giai đoạn cây con (KTCB):
♣ Khi thấy cây có hiện tượng thiếu nước phải tiến hành tưới nước ngay.
– Lượng nước tưới tùy theo mức độ khô hạn và phương pháp tưới, thông thường tưới 20 – 30 lít nước/cây cho 1 lần tưới.
– Khoảng cách giữa 2 lần tưới từ 15 – 25 ngày. Nếu số lần tưới càng nhiều thì lượng nước ít lại.
Giai đoạn chuẩn bị ra hoa: Tùy theo khí hậu từng khu vực để xác định lượng nước cũng như chu kỳ tưới cho hợp lý, làm sao để đảm bảo đủ độ ẩm cho cây cơi lá và ngọn ít nhất là hai lần. Thông thường 3-5 ngày tưới lần, đến khi lá, ngọn chuyển màu xanh thành thục và mầm hoa nhú đầu tăm tiến hành cắt nước(xiết nước) khoảng 35-40 ngày.
– Giai đoạn ra hoa: Tưới nước đảm bảo đủ độ ẩm đất cho cây sinh trưởng, phát trirn tốt và cũng tùy theo khí hậu từng khu vực để xác định lượng nước tưới cũng như chu kỳ tưới.
– Giai đoạn đậu trái và nuôi trái: Luôn giử ẩm cho đất, không để khô hạn hoặc ngập úng để đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng cao.



 

Tin khác
Phân bón và các loại sâu, bệnh hại chính trên cây sầu riêng
Quy trình sản xuất lúa hữu cơ bằng phương pháp vô canh
Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây bơ kiến thiết cơ bản
Quy trình sản xuất giồng lúa ngắn ngày và siêu ngắn ngày cấp xác nhận vụ Đông Xuân
Quy trình hướng dẫn sử dụng phân bón Phú Mỹ cho vườn cây cao su thời kỳ kinh doanh