Nỗi niềm người nông dân mùa dịch

Đã từ bao giờ, vụ Hè Thu ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên luôn là vụ sản xuất gặp nhiều khó khăn và thử thách. Đầu vụ, tình trạng khô hạn, thiếu nước tưới diễn ra nhiều nơi, cây trồng oằn mình chống chịu với cái nắng như thiêu như đốt và hơi nóng cháy rực của những cơn gió Lào. Bà con nông dân cũng phải phơi mình dưới nhiệt độ xấp xỉ 40 độ C để chăm sóc cho từng thửa ruộng, luống rau, vườn cây để chúng được phát triển tươi tốt, kỳ vọng một vụ mùa bội thu cho gia đình. Tuy nhiên, cuối vụ, những cơn mưa giông xuất hiện bất chợt hay lũ sớm ập vể có thể cuốn trôi toàn bộ công sức của bà con nông dân vất vả chăm bón theo dòng nước. Vì thế, vụ Hè Thu thường có câu Xanh nhà hơn Già đồng thể hiện rõ diễn biến bất thường của thời tiết, tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp ở khu vực;
Từ cuối tháng 4/2021, đợt dịch Covid-19 bùng phát dữ dội, làm đảo lộn mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội và ngành nông nghiệp cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó. Nhiều mặt hàng nông sản không được thông thương, xuất khẩu bị hạn chế, sản lượng thiêu thụ giảm sâu khi nhiều địa phương áp dụng giãn cách xã hội theo chỉ thị 15, 16 và 12. Giá một số nông sản chủ lực như Sầu riêng giảm 40-60%, giá bơ chỉ còn 30% so với cùng kỳ, các loại rau củ quả gần như phải đổ bỏ vì không thể tiêu thụ do khó khăn trong vận chuyển mặc dù các vùng giãn cách đang có nhu cầu rất lớn. Một trong những mặt hàng ít biến động về giá như Lúa thời điểm hiện tại cũng chỉ có 5.500 – 6.000 đ/kg, giảm 1.500-2.000 đồng so với cùng kỳ 2020 nhưng vẫn không có thương lái đến thu mua. Trong khi đó, Giá các loại vật tư nông nghiệp tăng đột biến từ cuối năm 2020 đến nay, vượt xa so với chi phí đầu tư hàng năm của bà con nông dân, cùng với những bất lợi của thời tiết làm giảm năng suất, khiến cho thu nhập của bà con nông dân bị ảnh hưởng nặng nề, khó khăn lại càng chồng chất hơn. 
Trong những ngày cuối tháng 8, dịch Covid-19 tiếp tục kéo dài và diễn biến phức tạp giữa lúc bà con nông dân đang bộn bề bước vào cao điểm của vụ thu hoạch. Nhiều địa phương vẫn đang lúng túng với giải pháp vừa tổ chức sản xuất, vừa đảm bảo chống dịch khi giãn cách và hơn nữa là phải đảm bảo mục tiêu đạt hiệu quả kinh tế với nỗi lo đầu ra cho sản phẩm. Do đó, người nông dân rất cần một giải pháp để tổ chức sản xuất, thu hoạch an toàn hiệu quả, lưu thông hàng hóa thuận lợi nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro, đảm bảo thu nhập cho bà con nông dân.

Tin khác
PVFCCo-PCE tổ chức Chương trình hiến máu nhân đạo “Nhiệt huyết người Dầu khí” năm 2024
Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo-PCE) tổ chức “Bữa cơm Công đoàn”
Công đoàn PVFCCo và Công đoàn PVFCCo-PCE “Tiếp bước em đến trường”
PVFCCo-PCE: Tiếp tục tổ chức các hoạt động thiết thực tri ân các thương binh, liệt sĩ
Đoàn thanh niên PVFCCo-PCE tổ chức Chương trình Vui Tết thiếu nhi cho con CBNV Công ty